Nhắc đến khởi nghiệp, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những chàng trai, cô gái ở lứa tuổi 20-30 tràn đầy sức trẻ, đam mê và nhiệt huyết. Nhưng thành công của doanh nhân Trần Văn Trong – Giám đốc Công ty TNHH MTV Thùy Dương 72B Lê Quang Định, P.Yên Thế, TP.Pleiku, Gia Lai dưới đây là bằng chứng thuyết phục nhất cho chân lý "Khởi nghiệp không bao giờ là quá muộn".
Doanh nhân Trần Văn Trong
Sinh năm 1974 tại Thanh Miện, Hải Dương, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, chàng trai trẻ Trần Văn Trong theo Chị vào Gia Lai lập nghiệp, tuy nhiên khi vào anh suy nghĩ mình lập nghiệp bàng nghề gì, trong khi đó bản thân chưa đi có kinh nghiệm, chưa có nghề nghiệp, suy nghĩ mãi Anh quyết định nộp đơn thi vào trường Dạy nghề tỉnh ( Trường Cao đẳng nghề hiện nay) khi đậu vào trường nghề anh chọn vào khoa Điện. Sau hai năm học tập ra trường anh nộp đơn xin việc ở Công ty Sông Đà 11, lúc ấy Công ty chuyên thi công điện, nước tại công trình thủy điện Ia Ly, được nhận vào làm việc, anh rất vui và không ngừng nổ lực học hỏi các anh chị có kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong những năm làm công nhân của Công ty anh đã tham gia thi công nhiều công trình thủy điện quan trọng trên khắp mọi miền tổ quốc như Thủy điện Ia Ly, Thủy điện Cần Đơn tỉnh Bình Phước, Sê San 3, 3A, Sê San 4, Thủy điện XeKaMan1 ở Lào....Với tinh thần ham học hỏi để nâng cao trình độ và tay nghề trong những năm làm công nhân thủy điện Anh nộp đơn thi vào Trường Đại học bách Khoa Hà Nội, khoa hệ thống điện, hệ vừa học vừa làm tại Cơ sở ở Thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, sau 5 năm nỗ lực vừa học vừa làm, anh tốt nghiệp Đại học, đây là mốc quan trọng cho con đường khởi nghiệp của Anh sau này.
Vạn sự khởi đầu nan
Sau 14 năm bôn ba cùng các công trình thủy điện, anh nhận thấy đến lúc mình phải có chỗ dừng chân, thế là anh quyết định xin nghĩ việc để ra ngoài để khởi nghiệp, anh thành lập công ty TNHH MTV Thùy Dương chuyên Khảo sát thiết kế, Tư vấn, giám sát công trình xây dựng và công trình điện. Xây dựng nhà các loại. Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ. Xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi, điện dân dụng và điện công nghiệp, xây lắp đường dây truyền tải điện... Tuy nhiên khi ra khởi nghiệp thì Anh mơí thấy cái khó của mình là không có vốn, kinh nghiệm thì chưa nhiều, song với quyết tâm là mình sẽ làm được, trong những năm đầu bằng mối quan hệ của mình trong những năm làm ở Sông Đà, anh đến liên hệ các đơn vị thi công xin nhận lại các công trình để thi công, với phương thức này tuy lợi nhuận ít nhưng anh không phải bỏ vốn đầu tư thi công, vừa có công việc làm tạo thu nhập cho công nhân vừa tích lũy kinh nghiệm, sau 3 năm tham gia thi công các công trình anh đã tích lũy được một số vốn và kinh nghiệm, anh quyết định ra đấu thầu các công trình xây dựng và thiết kế, thi công các đường điện lớn nhỏ, lúc đầu là những công trình nhỏ, dần dần công ty anh nhận thầu những công trình điện trọng điểm quốc gia như đường dây 220KV, đương dây 500KV... Xuất thân từ đội ngũ cán bộ kỹ thuật của tổng công ty Sông Đà. Với hơn 20 năm kinh nghiệm về thủy điện và xây lắp điện. Bằng sự cố gắng học hỏi không ngừng, Từ một công ty làm những công trình nhỏ mang tính tạm thời, đến nay công ty đã thi công những công trình trọng điểm mang tính quan trọng của quốc gia. Hiện tại đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty là gần 20 người, công nhân lành nghề là 150 người trong đó 80% là thanh niên, với mức lương ổn định từ 7,5 triệu – 25 triệu đồng/1 tháng. Công ty cũng rất quan tâm tới đời sống của cán bộ công nhân viên bằng việc mua bảo hiểm cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. Mỗi năm Công từ đạt doanh thu 40-50 tỷ đồng. Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã thi công 34 công trình trên khắp mọi miền của đất nước và nước bạn Lào.
Doanh nghiệp phải gắn với anh sunh xã hội
Không chỉ kinh doanh hiệu quả, tạo nhiều việc làm cho công nhân, Doanh nhân trẻ Trần Văn Trong còn là người rất chú trọng đến công tác an sinh xã hội, anh tâm sự ngoài khởi nghiệp thành công và đưa doanh nghiệp phát triển bền vững, đòi hỏi doanh nhân phải có ý thức trách nhiệm với xã hội. anh cho rằng, cùng việc kiếm tiền nhờ xã hội thì cần thể hiện với trách nhiệm xã hội, không chỉ bằng việc nộp thuế, các hoạt động thiện nguyện mà cần phải kiến tạo và hỗ trợ thế hệ đi sau tiếp bước mình. Có như vậy, doanh nghiệp đó mới nhận được sự ủng hộ từ xã hội và có thể phát triển bền vững. Chính những suy nghĩ như vậy mà mỗi năm doanh nghiệp của anh đã chi hàng trăm triệu đồng cho công tác an sinh xã hội, với vai trò là phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh anh thường xuyên cùng với hội doanh nhân trẻ tỉnh đồng hành với các chương trình xã hội, bản thân anh cũng đã đến tận những buôn làng xa xôi trong tỉnh, hay đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai lũ lụt ở Quãng Bình tận tay trao những phần quà cho bà con, mỗi lần đi công tác xã hội như vậy thì lòng mình lại càng ấm lên, và đi thì mới thấu hiểu hết khó khăn của bà con – anh chia sẻ.
Kinh nghiệm khởi nghiệp của Anh Trần Văn Trong
- Chấp nhận dấn thân khi đã quyết định
- Luôn đặt Uy tín, Chất lượng và giá thành sản phẩm lên hàng đầu.
- Kinh doanh phải có Tâm - Đức và Tài, quan trọng nhất là chữ Tâm
Hà Đức Thành